Dầu tăng 2% nhờ hy vọng vào đà phục hồi kinh tế

Giá dầu tăng hơn 1 USD vào ngày thứ Năm (02/9), phục hồi nhờ sự lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Giá dầu tăng hơn 1 USD vào ngày thứ Năm (02/9), phục hồi nhờ sự lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu bất chấp đại dịch Covid-19, và sau khi dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent tiến 1.44 USD (tương đương 2%) lên 73.03 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 1.40 USD (tương đương 2%) lên 69.99 USD/thùng.

Đà tăng nhanh chóng đã đưa hợp đồng dầu WTI vượt mốc bình quân động 50 phiên lần đầu tiên trong 1 tháng, một tín hiệu về sự lạc quan đối với nhà đầu tư. Ngoài ra, các hợp đồng dầu thô đáo hạn sau đã tăng mạnh hơn so với các hợp đồng gần đến ngày đáo hạn, một tín hiệu khác cho thấy những người tham gia thị trường kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng khi nguồn cung giảm.

Tại Mỹ, vào ngày 01/9, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô nội địa sụt 7.2 triệu thùng trong tuần trước.

Robert Yawger, Giám đốc bộ phận hợp đồng tương lai năng lượng tại Mizuho, nhận định: “Có những lý do tốt cho đà tăng này – chúng ta có 1.5 triệu thùng bị gián đoạn ở vùng Vịnh, số dự trữ dầu thô hôm qua là giảm 7.2 triệu thùng và dự trữ đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 9/2019”.

Số người Mỹ lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm trong tuần trước, trong khi việc sa thải trong tháng 8 cũng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 24 năm, cho thấy thị trường lao động đang phục hồi bất chấp số ca nhiễm mới Covid-19.

Lạc quan về đà phục hồi kinh tế toàn cầu, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất đồng minh bao gồm Nga, được gọi chung là nhóm OPEC+, đã nâng dự báo nhu cầu cho năm 2022.

Vào ngày 01/9, OPEC+ đã nhất trí tiếp tục chính sách loại bỏ dần việc cắt giảm sản lượng kỷ lục bằng cách thêm 400,000 thùng/ngày. Nhóm này đã không hành động lời kêu gọi từ Mỹ là đẩy nhanh việc loại bỏ cắt giảm nguồn cung.

Trong khi đó, cơn bão Ida làm mất khoảng 80% sản lượng dầu khí của Vịnh Mexico. Các nhà máy lọc dầu ở Louisiana có thể mất vài tuần để khởi động lại, điều này sẽ làm suy giảm nhu cầu dầu thô, tuy nhiên điều đó có thể được bù đắp sự gia tăng từ từ sản lượng ngoài khơi do hư hỏng các cơ sở hỗ trợ chính.

Chuyên gia phân tích Carsten Fritsch tại Commerzbank chia sẻ: “Quá trình chế biến dầu thô có thể sẽ mất nhiều thời gian đáng kể để phục hồi hơn so với sản xuất dầu thô, điều này cho thấy dự trữ dầu thô sẽ tăng trong những tuần tới”.

Nhu cầu xăng của Ấn Độ ước tính sẽ đạt kỷ lục trong năm nay khi nhiều người ra đường hơn sau khi nới lỏng các quy định hạn chế vì Covid-19

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên mục

Tìm kiếm