Lạm phát Mỹ tăng 6.8% trong tháng 11, mạnh nhất kể từ năm 1982

Chỉ số CPI lõi tăng 0.5% so với tháng trước và 4.9% so với cùng kỳ

ạm phát tăng mạnh nhất kể từ năm 1982 trong tháng 11/2021, Bộ Lao động Mỹ cho biết trong ngày 10/12. Điều này gây áp lực lên đà hồi phục kinh tế và gia tăng nỗi lo cho Fed.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) – vốn đo lường chi phí của một rổ hàng hóa và dịch vụ – tăng 0.8% so với tháng trước và 6.8% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 6/1982.

Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI lõi tăng 0.5% so với tháng trước và 4.9% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng mạnh nhất kể từ giữa năm 1991.

Trước đó, các chuyên gia tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones dự báo CPI tăng 6.7% so với cùng kỳ và CPI lõi tăng 4.9%.

Áp lực giá cả cũng đến từ những yếu tố quen thuộc: Giá năng lượng và thực phẩm.

Giá năng lượng đã tăng 33.3% kể từ tháng 11/2020, bao gồm cả đà tăng 3.5% trong tháng 11/2021. Giá xăng tăng 58.1% trong cùng giai đoạn.

Giá thực phẩm tăng vọt 6.1% so với cùng kỳ, trong khi giá xe hơi và xe tải đã qua sử dụng tăng 31.4% so với cùng kỳ và tăng 2.5% so với tháng trước.

Bộ Lao động Mỹ cho biết giá thực phẩm và năng lượng đang tăng mạnh nhất trong ít nhất 13 năm.

Các chi phí liên quan tới nhà ở – vốn chiếm 1/3 CPI – tăng 3.8% so vưới cùng kỳ, mạnh nhất kể từ năm 2007. Giá quần áo cũng tăng 1.3% so với tháng trước và 5% so với cùng kỳ, trước mùa mua sắm cuối năm.

Tuy nhiên, thị trường vẫn phản ứng tích cực với báo cáo lạm phát, với các chỉ số chứng khoán chính trên Phố Wall đều tăng điểm, trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ suy giảm. Một số chuyên gia kinh tế nghĩ rằng báo cáo lạm phát tháng 11 cho thấy lạm phát có thể tăng mạnh hơn mức 7% trong thời gian tới.

Các quan chức Fed cho rằng lạm phát tăng vì những yếu tố gắn liền với dịch bệnh. Nhu cầu tiêu dùng bùng nổ với hàng hóa và tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng là những yếu tố chính. Dù vậy, áp lực giá cả đã tăng mạnh hơn và kéo dài hơn những gì mà nhà hoạch định chính sách dự báo.

Trước tình cảnh đó, các quan chức Fed cũng dự định đẩy nhanh quá trình giảm mua tài sản. Giới đầu tư dự báo NHTW sẽ tăng nhịp độ cắt giảm mua tài sản lên 30 tỷ USD/tháng, có khả năng bắt đầu từ tháng 1/2021. Điều này sẽ cho phép Fed bắt đầu nâng lãi suất ngay trong mùa xuân năm 2022.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên mục

Tìm kiếm