Tính tới 8h57 theo giờ Hà Nội, Nikkei 225 giảm 1.000 điểm, tương đương 3,46% xuống còn 27.963 điểm. S&P/ASX 200 của Australia cũng mất gần 2%. Một loạt các thị trường chứng khoán lớn ở châu Á – Thái Bình Dương cũng lâm vào tình cảnh tương tự.
Đằng sau cú sập của thị trường chứng khoán Nhật Bản, CNBC cho biết hầu hết các cổ phiếu giảm điểm, trong đó cổ phiếu của 2 nhà sản xuất ô tô lớn là Nissan và Honda đều mất hơn 3% giá trị. Cổ phiếu của Fanuc mất gần 5%. Trong lĩnh vực tài chính, cổ phiếu của Mitsubishi UFJ giảm 2,36% và Mizuho giảm 2,09%.
Shanghai giảm 0,12%, SZSE Component cũng mất 0,14% trong khi Hang Seng mất tới 1,11% giá trị. KOSPI của Hàn Quốc cũng giảm hơn 1% trong khi chứng khoán đảo Đài Loan cũng giảm 0,85% giá trị.
Diễn biến của thị trường chứng khoán châu Á tới không lâu sau khi Trung Quốc công bố lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn một năm được giữ nguyên ở mức 2,85% trong khi lãi suất kỳ hạn 5 năm được giữ ổn định với 4,65%. Con số này không khác với kỳ vọng của các nhà phân tích mà Reuters tiến hành lấy ý kiến.
Các nhà phân tích tại Ngân hàng OCBC của Singapore viết rằng: “Thị trường tiếp tục giảm sau khi Ủy ban thị trường mở Liên bang của Mỹ bày tỏ lo ngại về việc bình thường hóa tỷ giá tiếp tục che đậy tâm lý rủi ro. Tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang cũng nâng cao kỳ vọng lạm phát và thay đổi lộ trình tăng lãi suất, khiến đồng USD tăng vọt so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ.
Trên thị trường tiền tệ và dầu mỏ, đồng yên Nhật được giao dịch ở mức 110,15 yên đổi 1 USD, mạnh hơn so với mức 110,5 yên đổi 1 USD của tuần trước. 1 đồng đô la Australia đổi được 0,7506 USD, so với mức 0,768 của tuần trước.
Giá dầu cũng cao hơn vào buổi sáng theo giờ giao dịch châu Á. Giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế tương lai tăng 0,68% lên 74,01 USD/thùng. Dầu thô giao sau của Mỹ tăng 0,8% lên 72,21 USD/thùng.