Đây đã là năm thứ 2 liên tiếp doanh số bán xe máy tại Việt Nam sụt giảm. Theo VAMM, thị trường xe máy Việt Nam trong năm 2020 đạt doanh số 2,7 triệu xe, giảm 17% so với năm 2019.
Thị trường xe máy ảm đạm do ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh. (Ảnh: Dân trí)
Trước đó, doanh số xe máy tại Việt Nam năm 2019 đạt 3,25 triệu xe, năm 2018 là 3,39 triệu xe. Năm 2018 được xem là năm đỉnh điểm về doanh số xe máy tại Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên từ đó, sức bán xe máy liên tục đi xuống và doanh số giảm mạnh trong năm 2020.
Tiếp đà giảm sút 17% cả năm 2020, bước sang quý I năm 2021, sức mua của thị trường xe máy Việt Nam cũng giảm. Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), doanh số bán xe của 5 đơn vị thành viên trong quý I/2021 đạt 701.454 xe các loại, giảm hơn 4% so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều nhà sản xuất cho rằng, nguyên nhân khiến doanh số bán xe máy tại Việt Nam sụt giảm đến hơn 500.000 xe trong năm qua là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách, cửa hàng đóng cửa.
Ngoài ra, do lo ngại ảnh hưởng kinh tế, người tiêu dùng có tâm lý thận trọng, e dè hơn khi mua sắm. Bên cạnh đó, thị trường xe máy Việt Nam còn được cho là đã bão hòa vài năm gần đây cũng khiến sức mua giảm đáng kể.
Đặc biệt, trong khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao, giá xe ô tô mới ít nhiều đã rẻ hơn so với những năm trước nên nhiều người đã lựa chọn ô tô làm phương tiện đi lại. Việc các mẫu ô tô hạng A và sedan hạng B có giá bán ngày càng rẻ, trang bị tốt hơn trước đây với thiết kế trẻ trung, hiện đại càng kích thích người dùng mua sắm nhiều hơn.
Một nguyên nhân khác phải kể đến là sự xuất hiện của các dòng xe máy điện trên thị trường khiến sức mua xe 2 bánh chạy xăng giảm đi.
Thực tế, doanh số xe máy đi xuống là xu hướng chung của nhiều thị trường. Điển hình như Indonesia chứng kiến doanh số xe 2 bánh sụt giảm 43%, xuống còn khoảng 3,7 triệu xe, thấp nhất trong 30 năm qua.
Trên thị trường xe máy hiện nay, 6 ông lớn ở thị trường xe máy Việt Nam là: Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM chiếm khoảng 95% thị phần, trong đó Honda áp đảo phần còn lại với 78,6% thị phần toàn thị trường.
Dù doanh số đi xuống nhưng theo các chuyên gia, “đất sống” của xe máy tại Việt Nam vẫn rộng mở do thói quen di chuyển của người dân, bởi đây vẫn phải phương tiện di chuyển chính và tiện lợi nhất.
Trong khi đó, hệ thống phương tiện giao thông công cộng như xe bus, tàu điện ngầm chưa phát triển; xe máy điện dù đã phát triển nhưng vẫn khá chậm chạp với một số hạn chế như: giá bán còn cao, quy trình đổi hoặc xử lý sự cố liên quan đến pin khó khăn, trạm sạc công cộng không có